Nhiều quốc gia Châu Á siết chặt quản lý tiền mã hóa sau thông tin Hamas được tài trợ bằng tài sản số

Nhiều quốc gia Châu Á siết chặt quản lý tiền mã hóa sau thông tin Hamas được tài trợ bằng tài sản số

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, 3 tổ chức vũ trang – gồm Hamas, Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) và đồng minh của họ ở Lebanon, Hezbollah – đã nhận được một lượng lớn tiền mã hóa trong năm trước khi xảy ra cuộc tấn công nhằm vào Israel ngày 7/10.

“Đó một hồi chuông cảnh báo đối với hầu hết các chính phủ. Tất cả các cơ quan quản lý sẽ xem xét kỹ hơn các quy định về tiền mã hóa. Các chính phủ sẽ cần phải bắt đầu thực hiện các quy tắc và quy định mới”, Raj Kapoor, người sáng lập Liên minh Blockchain Ấn Độ nhận định.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng trước, một tuyên bố chung kêu gọi quản lý, thiết lập quy định và kiểm soát các tài sản tiền mã hóa, trong đó khối này nói rằng họ ủng hộ “một khung làm việc pháp lý và chính sách phối hợp toàn diện”.

Ông Kapoor, diễn giả tại một trong số các cuộc họp ủy ban của G20 về tài sản tiền mã hóa, cho hay tuyên bố này vẫn chưa được chuyển thành hành động cụ thể. Và đây là thời điểm để xem xét lại tuyên bố và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy , ông nói.

Các ví điện tử mà chính quyền Israel cho là liên hệ với PIJ đã nhận được khoản tiền lên tới 93 triệu USD dưới dạng tiền mã hóa trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 6/2023, Wall Street Journal dẫn lại một bản phân tích của hãng nghiên cứu tiền mã hóa Elliptic cho hay.

Các ví điện tử liên quan tới phong trào Hamas nhận được khoảng 41 triệu USD trong cùng giai đoạn, theo báo cáo của hãng phân tích tiền mã hóa và phần mềm BitOK có trụ sở tại Tel Aviv.

“Một số quốc gia có thể sẽ đưa ra kế hoạch cấm các loại tiền mã hóa trong tương lai”, Anndy Lian, tác giả của cuốn sách “NFT: From Zero to Hero”, nói. “Tôi phải nói rằng cấm tiền mã hóa sẽ không thể ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố, mà chỉ đẩy nó xuống tầm thấp và càng khiến nó khó bị truy vết hay ngăn chặn hơn. Các loại tiền mã hóa có thể được truy vết và theo dõi, trong khi tiền pháp định như USD thì không”.

See also  ¿Qué han aprendido los bancos de la crisis de Silvergate Bank?

Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã đưa ra các quy định quản lý thị trường tiền mã hóa, nhưng hầu hết chính phủ các nước trong khu vực mới chỉ bắt đầu hiểu được sức mạnh của các loại tiền mã hóa – có khả năng mở ra nhiều cơ hội tài chính mới.

Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiền mã hóa thời gian qua đã liên tục bị thử thách bởi các vụ bê bối và sự sụp đổ của nhiều sàn giao dịch.

Lĩnh vực tiền mã hóa của Hong Kong mới đây bị chấn động bởi vụ bê bối của sàn JPEX, trong đó hơn 1,5 tỉ đôla Hong Kong (192 triệu USD) bị thất lạc. Sàn giao dịch này – hiện vẫn chưa thể xác nhận những người đứng đằng sau điều hành – đã nhận phải rất nhiều đơn kiện.

Thông tin về việc Hamas được tài trợ bằng tiền mã hóa có thể càng khiến nhiều người thêm quan ngại, theo các chuyên gia phân tích.

“Thông tin về Hamas có khả năng dẫn tới nhiều quy định chặt chẽ hơn và tăng cường kiểm soát các giao dịch mã hóa tại Singapore. Nó có thể khiến Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tăng cường quản lý đối với lĩnh vực tiền mã hóa, hợp tác chặt chẽ hơn với các nước khác để ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố thông qua các tài sản số”, Lian nhấn mạnh.

MAS hiện đang đưa ra nhiều biện pháp để quản lý lĩnh vực tiền mã hóa, và đã trở thành một trong những cơ quan nhà nước đầu tiên ở châu Á quản lý lĩnh vực này. Hong Kong là bên theo sát các bước tiến của Singapore.

See also  Anndy Lian: Blockchain và tiền điện tử tăng nhiệt ở Đông Nam Á

“Mặc dù chính phủ công nhận tiềm năng kinh tế và xã hội của tiền mã hóa, nhưng cũng cảnh giác về việc nhận diện và kiểm soát những rủi ro liên quan, như bảo vệ người tiêu dùng và chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố”, ông Lian cho hay.

Do các loại tiền mã hóa có thể dễ dàng được truy vết “nên có thể đây không phải cách tốt nhất đối với các tổ chức khủng bố”, Branson Lee, người đứng đầu hãng cung ứng giải pháp lưu ký Custodize.com, trụ sở tại Singapore, thông tin.

“Cuối cùng, có rất nhiều công cụ để truy vết những nguồn tài trợ đó. Nhìn chung, những người trong ngành hiểu rõ về những rủi ro này và kể từ đó đã hành động tốt trong việc tuân thủ các quy định được pháp luật đề ra”, ông nói.

Đông Nam Á, với gần 700 triệu dân, là một trong những khu vực có dân số tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với khoảng 480 triệu trong số này là những người dùng Internet.

Người tiêu dùng ở một số quốc gia như Ấn Độ có tốc độ chấp nhận tiền mã hóa thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới. Nhưng chính quyền ở nhiều nơi khác vẫn chưa tìm thấy cách thức để quản lý hệ sinh thái này một cách hiệu quả.

Ấn Độ hiện vẫn chưa có các quy định cụ thể về tiền mã hóa, nhưng đang tích cực làm việc để sớm đưa ra một bộ quy định.

Đầu tháng này, truyền thông địa phương đưa tin cảnh sát Ấn Độ đưa ra ánh sáng một vụ việc mà trong đó 3 triệu rupee (36.000 USD) dưới dạng tiền mã hóa đã bị trộm từ các ví điện tử của một doanh nhân ở Delhi và chuyển sang các tài khoản của Hamas.

See also  Seed.Photo's Creative Workshop and Exclusive Gathering in Seoul

Manhar Garegret, giám đốc của ví điện tử Liminal tại Ấn Độ, nhấn mạnh rằng Hamas đã khởi động nhiều chiến dịch trên mạng xã hội để huy động nguồn tài trợ thông qua tiền mã hóa, nhưng Israel đã vận dụng khả năng kỹ thuật của họ để chặn các tài khoản tiền mã hóa đó.

Vụ ăn trộm tiền mã hóa ở Delhi, cùng với thông tin Hamas được rót tiền, cho thấy lý do tại sao mà các nước trong khu vực cần phải đưa ra tiêu chuẩn về quy định tiền mã hóa, cùng với cách thức tích hợp nó với tiêu chuẩn toàn cầu, theo ông Kapoor.

“Những kẻ tội phạm luôn đi trước một bước, nhưng nếu đảo ngược các quy trình, bạn có thể có một số giải pháp”, ông nói. “Mọi quốc gia đều dễ bị tổn thương ở một mức độ nào đó”./.

 

Source: https://viettimes.vn/nhieu-quoc-gia-chau-a-siet-chat-quan-ly-tien-ma-hoa-sau-thong-tin-hamas-duoc-tai-tro-bang-tai-san-so-post170817.html

Anndy Lian is an early blockchain adopter and experienced serial entrepreneur who is known for his work in the government sector. He is a best selling book author- “NFT: From Zero to Hero” and “Blockchain Revolution 2030”.

Currently, he is appointed as the Chief Digital Advisor at Mongolia Productivity Organization, championing national digitization. Prior to his current appointments, he was the Chairman of BigONE Exchange, a global top 30 ranked crypto spot exchange and was also the Advisory Board Member for Hyundai DAC, the blockchain arm of South Korea’s largest car manufacturer Hyundai Motor Group. Lian played a pivotal role as the Blockchain Advisor for Asian Productivity Organisation (APO), an intergovernmental organization committed to improving productivity in the Asia-Pacific region.

An avid supporter of incubating start-ups, Anndy has also been a private investor for the past eight years. With a growth investment mindset, Anndy strategically demonstrates this in the companies he chooses to be involved with. He believes that what he is doing through blockchain technology currently will revolutionise and redefine traditional businesses. He also believes that the blockchain industry has to be “redecentralised”.

Leave a Comment