Nhiều quốc gia Châu Á siết chặt quản lý tiền mã hóa sau thông tin Hamas được tài trợ bằng tài sản số

Nhiều quốc gia Châu Á siết chặt quản lý tiền mã hóa sau thông tin Hamas được tài trợ bằng tài sản số

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, 3 tổ chức vũ trang – gồm Hamas, Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) và đồng minh của họ ở Lebanon, Hezbollah – đã nhận được một lượng lớn tiền mã hóa trong năm trước khi xảy ra cuộc tấn công nhằm vào Israel ngày 7/10.

“Đó là một hồi chuông cảnh báo đối với hầu hết các chính phủ. Tất cả các cơ quan quản lý sẽ xem xét kỹ hơn các quy định về tiền mã hóa. Các chính phủ sẽ cần phải bắt đầu thực hiện các quy tắc và quy định mới”, Raj Kapoor, người sáng lập Liên minh Blockchain Ấn Độ nhận định.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng trước, một tuyên bố chung kêu gọi quản lý, thiết lập quy định và kiểm soát các tài sản tiền mã hóa, trong đó khối này nói rằng họ ủng hộ “một khung làm việc pháp lý và chính sách phối hợp toàn diện”.

Ông Kapoor, diễn giả tại một trong số các cuộc họp ủy ban của G20 về tài sản tiền mã hóa, cho hay tuyên bố này vẫn chưa được chuyển thành hành động cụ thể. Và đây là thời điểm để xem xét lại tuyên bố và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy nó, ông nói.

Các ví điện tử mà chính quyền Israel cho là có liên hệ với PIJ đã nhận được khoản tiền lên tới 93 triệu USD dưới dạng tiền mã hóa trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 6/2023, Wall Street Journal dẫn lại một bản phân tích của hãng nghiên cứu tiền mã hóa Elliptic cho hay.

Các ví điện tử liên quan tới phong trào Hamas nhận được khoảng 41 triệu USD trong cùng giai đoạn, theo báo cáo của hãng phân tích tiền mã hóa và phần mềm BitOK có trụ sở tại Tel Aviv.

“Một số quốc gia có thể sẽ đưa ra kế hoạch cấm các loại tiền mã hóa trong tương lai”, Anndy Lian, tác giả của cuốn sách “NFT: From Zero to Hero”, nói. “Tôi phải nói rằng cấm tiền mã hóa sẽ không thể ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố, mà chỉ đẩy nó xuống tầm thấp và càng khiến nó khó bị truy vết hay ngăn chặn hơn. Các loại tiền mã hóa có thể được truy vết và theo dõi, trong khi tiền pháp định như USD thì không”.

Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã đưa ra các quy định quản lý thị trường tiền mã hóa, nhưng hầu hết chính phủ các nước trong khu vực mới chỉ bắt đầu hiểu được sức mạnh của các loại tiền mã hóa – có khả năng mở ra nhiều cơ hội tài chính mới.

Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiền mã hóa thời gian qua đã liên tục bị thử thách bởi các vụ bê bối và sự sụp đổ của nhiều sàn giao dịch.

Lĩnh vực tiền mã hóa của Hong Kong mới đây bị chấn động bởi vụ bê bối của sàn JPEX, trong đó hơn 1,5 tỉ đôla Hong Kong (192 triệu USD) bị thất lạc. Sàn giao dịch này – hiện vẫn chưa thể xác nhận những người đứng đằng sau điều hành – đã nhận phải rất nhiều đơn kiện.

Thông tin về việc Hamas được tài trợ bằng tiền mã hóa có thể càng khiến nhiều người thêm quan ngại, theo các chuyên gia phân tích.

“Thông tin về Hamas có khả năng dẫn tới nhiều quy định chặt chẽ hơn và tăng cường kiểm soát các giao dịch mã hóa tại Singapore. Nó có thể khiến Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tăng cường quản lý đối với lĩnh vực tiền mã hóa, hợp tác chặt chẽ hơn với các nước khác để ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố thông qua các tài sản số”, Lian nhấn mạnh.

MAS hiện đang đưa ra nhiều biện pháp để quản lý lĩnh vực tiền mã hóa, và đã trở thành một trong những cơ quan nhà nước đầu tiên ở châu Á quản lý lĩnh vực này. Hong Kong là bên theo sát các bước tiến của Singapore.

“Mặc dù chính phủ công nhận tiềm năng kinh tế và xã hội của tiền mã hóa, nhưng cũng cảnh giác về việc nhận diện và kiểm soát những rủi ro liên quan, như bảo vệ người tiêu dùng và chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố”, ông Lian cho hay.

Do các loại tiền mã hóa có thể dễ dàng được truy vết “nên có thể đây không phải cách tốt nhất đối với các tổ chức khủng bố”, Branson Lee, người đứng đầu hãng cung ứng giải pháp lưu ký Custodize.com, trụ sở tại Singapore, thông tin.

“Cuối cùng, có rất nhiều công cụ để truy vết những nguồn tài trợ đó. Nhìn chung, những người trong ngành hiểu rõ về những rủi ro này và kể từ đó đã hành động tốt trong việc tuân thủ các quy định được pháp luật đề ra”, ông nói.

Đông Nam Á, với gần 700 triệu dân, là một trong những khu vực có dân số tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với khoảng 480 triệu trong số này là những người dùng Internet.

Người tiêu dùng ở một số quốc gia như Ấn Độ có tốc độ chấp nhận tiền mã hóa thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới. Nhưng chính quyền ở nhiều nơi khác vẫn chưa tìm thấy cách thức để quản lý hệ sinh thái này một cách hiệu quả.

Ấn Độ hiện vẫn chưa có các quy định cụ thể về tiền mã hóa, nhưng đang tích cực làm việc để sớm đưa ra một bộ quy định.

Đầu tháng này, truyền thông địa phương đưa tin cảnh sát Ấn Độ đưa ra ánh sáng một vụ việc mà trong đó 3 triệu rupee (36.000 USD) dưới dạng tiền mã hóa đã bị trộm từ các ví điện tử của một doanh nhân ở Delhi và chuyển sang các tài khoản của Hamas.

Manhar Garegret, giám đốc của ví điện tử Liminal tại Ấn Độ, nhấn mạnh rằng Hamas đã khởi động nhiều chiến dịch trên mạng xã hội để huy động nguồn tài trợ thông qua tiền mã hóa, nhưng Israel đã vận dụng khả năng kỹ thuật của họ để chặn các tài khoản tiền mã hóa đó.

Vụ ăn trộm tiền mã hóa ở Delhi, cùng với thông tin Hamas được rót tiền, cho thấy lý do tại sao mà các nước trong khu vực cần phải đưa ra tiêu chuẩn về quy định tiền mã hóa, cùng với cách thức tích hợp nó với tiêu chuẩn toàn cầu, theo ông Kapoor.

“Những kẻ tội phạm luôn đi trước một bước, nhưng nếu đảo ngược các quy trình, bạn có thể có một số giải pháp”, ông nói. “Mọi quốc gia đều dễ bị tổn thương ở một mức độ nào đó”./.

 

Source: https://viettimes.vn/nhieu-quoc-gia-chau-a-siet-chat-quan-ly-tien-ma-hoa-sau-thong-tin-hamas-duoc-tai-tro-bang-tai-san-so-post170817.html

Anndy Lian is an early blockchain adopter and experienced serial entrepreneur who is known for his work in the government sector. He is a best selling book author- “NFT: From Zero to Hero” and “Blockchain Revolution 2030”.

Currently, he is appointed as the Chief Digital Advisor at Mongolia Productivity Organization, championing national digitization. Prior to his current appointments, he was the Chairman of BigONE Exchange, a global top 30 ranked crypto spot exchange and was also the Advisory Board Member for Hyundai DAC, the blockchain arm of South Korea’s largest car manufacturer Hyundai Motor Group. Lian played a pivotal role as the Blockchain Advisor for Asian Productivity Organisation (APO), an intergovernmental organization committed to improving productivity in the Asia-Pacific region.

An avid supporter of incubating start-ups, Anndy has also been a private investor for the past eight years. With a growth investment mindset, Anndy strategically demonstrates this in the companies he chooses to be involved with. He believes that what he is doing through blockchain technology currently will revolutionise and redefine traditional businesses. He also believes that the blockchain industry has to be “redecentralised”.

j j j

¿Qué han aprendido los bancos de la crisis de Silvergate Bank?

¿Qué han aprendido los bancos de la crisis de Silvergate Bank?

El mercado de las criptomonedas se ha visto sacudido recientemente por una importante crisis en Silvergate Bank (NYSE:SI), una institución financiera que se especializa en activos digitales. Los efectos de esta crisis han sido generalizados y han causado gran preocupación entre los inversores. Las acciones de Silvergate Bank han experimentado una fuerte caída, alcanzando un mínimo histórico de 4,86 dólares el viernes, lo que representa una caída de casi el 98% desde el cierre récord de la institución en noviembre de 2021. Como resultado, la capitalización de mercado de Silvergate Bank sufrió una pérdida total de más de 7.000 millones de dólares.

El impacto de esta crisis no se ha limitado solo a Silvergate Bank. La industria criptográfica en general también se ha visto afectada, con participantes importantes como Coinbase Global y Ebang International experimentando una caída notable de alrededor del 1% cada uno. Además, incluso las criptomonedas populares Bitcoin y Ethereum se han visto afectadas, experimentando una disminución de aproximadamente el 4,8% durante la última semana.

La crisis en Silvergate Bank comenzó cuando el banco retrasó la presentación de su informe anual. El retraso provocó una venta masiva de acciones de Silvergate, lo que provocó un efecto dominó en el criptomercado. La situación empeoró cuando Silvergate Bank anunció que había tomado una decisión basada en el riesgo de descontinuar Silvergate Exchange Network, su red de criptopagos. Esto provocó que las acciones de Silvergate cayeran casi un 50% en la bolsa de valores de Nueva York el jueves.

La caída de las acciones relacionadas a las criptomonedas es un recordatorio de que el mercado criptográfico sigue siendo muy volátil y susceptible a cambios repentinos. El hecho de que la crisis de un banco pueda tener un gran impacto en todo el mercado es preocupante. Sin embargo, vale la pena señalar que esta crisis no indica necesariamente una falla fundamental en el criptomercado. En cambio, puede ser una indicación de que algunos exponentes, como Silvergate Bank, no estaban adecuadamente preparados para los riesgos asociados con el mercado.

El incidente de Silvergate Bank destacó algunos problemas importantes con el enfoque de gestión de riesgos e informes financieros del banco. Una de las principales revelaciones de la crisis es que las deudas incobrables de Silvergate no eran sus activos sino sus depósitos. En términos simples, esto significa que Silvergate había estado utilizando los depósitos de sus clientes para invertir en activos de riesgo en lugar de mantener esos depósitos en inversiones más seguras y estables. Esta es una señal de alerta importante para cualquier banco, y se refiere particularmente al contexto de un banco que se enfoca en activos digitales y criptomonedas.

Se ha hecho evidente que Silvergate, una institución financiera que se ocupa de activos digitales, no estaba adecuadamente preparada para manejar el mercado volátil. Como resultado, sus clientes e inversores han sufrido pérdidas significativas. Para evitar tales situaciones, la gestión del riesgo es fundamental para tratar con activos digitales y criptomonedas. Los bancos deben permanecer atentos a la hora de identificar, evaluar y mitigar los riesgos potenciales. Hay varias áreas clave que los bancos deben considerar en su enfoque de gestión de riesgos.

En primer lugar, los bancos deben identificar varios riesgos de los activos digitales y las criptomonedas, incluidos los riesgos de mercado (como la volatilidad de los precios), los riesgos operativos (como las infracciones de seguridad), los riesgos legales y regulatorios (como el cumplimiento de las normas AML y KYC) y los riesgos reputacionales (como publicidad negativa). Una vez que se han identificado los riesgos, los bancos deben evaluar el impacto potencial y la probabilidad de cada riesgo.

Este enfoque permitirá a los bancos priorizar los riesgos y asignar los recursos en consecuencia. Los bancos deben tomar medidas para mitigar los riesgos mediante la implementación de medidas de seguridad sólidas, la diligencia debida con los clientes y las contrapartes y la diversificación de sus carteras de activos digitales. Asimismo, las instituciones financieras deben monitorear los riesgos continuamente y ajustar sus estrategias de gestión de riesgos en consecuencia. Esto puede implicar el uso de métricas de riesgo, la realización de pruebas de estrés y mantenerse actualizados sobre los desarrollos de la industria.

Junto con la gestión de riesgos, también deben considerar cómo informar sus libros cuando se trata de activos digitales y criptomonedas. Necesitan informar con precisión sus tenencias y transacciones en tiempo real porque el valor de estos activos puede cambiar rápidamente. Esto puede requerir un software de contabilidad especializado y el desarrollo de procesos internos para rastrear y reportar transacciones de activos digitales. Además, seguramente los bancos deban adaptar sus prácticas de informes para reflejar las características únicas de los activos digitales y las criptomonedas.

Por ejemplo, es posible que los bancos deban informar sobre los activos digitales específicos que poseen y los riesgos particulares asociados con esos activos. Probablemente, también deban proporcionar divulgaciones más detalladas sobre sus tenencias y transacciones de activos digitales para garantizar la transparencia con los clientes y los reguladores. Las prácticas de gestión de riesgos e informes son vitales para los bancos que se ocupan de activos digitales y criptomonedas. Los bancos deben identificar, evaluar y mitigar los riesgos de manera proactiva mientras desarrollan sólidas prácticas de informes que reflejen con precisión sus tenencias y transacciones de activos digitales.

En última instancia, la crisis del banco Silvergate sirve como advertencia tanto para los bancos como para los inversores. Destaca la necesidad de una adecuada gestión de riesgos, informes financieros y diversificación, particularmente en el contexto de los activos digitales y las criptomonedas. Si bien el mercado de las criptomonedas y los activos digitales sigue siendo volátil e impredecible, aquellos que estén preparados para tomar las precauciones necesarias e invertir sabiamente aún pueden tener éxito y crecer en esta industria emocionante y en rápida evolución.

En tiempos de crisis, es fundamental recordar la importancia de la diversificación. Los inversores que han diversificado sus carteras pueden estar mejor preparados para capear la tormenta causada por la caída de las acciones criptográficas. Enfatizando esto nuevamente, también vale la pena señalar que la caída de las acciones de criptomonedas no significa necesariamente que las criptomonedas en sí mismas sean inversiones inherentemente riesgosas. Si bien el criptomercado puede ser volátil, también ha experimentado un crecimiento significativo en los últimos años y se espera que continúe expandiéndose en los próximos años. Como tal, los inversores interesados en invertir en el criptomercado pueden considerar hacerlo a través de una cartera diversificada que incluya una variedad de activos diferentes.

También es importante que los inversores lleven a cabo una debida diligencia exhaustiva al seleccionar inversiones en el criptomercado. Esto incluye investigar los antecedentes y el historial de las empresas e individuos detrás de las inversiones y analizar las tendencias del mercado y los riesgos potenciales. Al adoptar un enfoque cuidadoso e informado para invertir en el criptomercado, los inversores pueden protegerse mejor de los cambios repentinos del mercado y las crisis como la experimentada por Silvergate Bank y la industria criptográfica en general.

Source: https://es.finance.yahoo.com/noticias/aprendido-bancos-crisis-silvergate-bank-070000997.html?guccounter=1

Anndy Lian is an early blockchain adopter and experienced serial entrepreneur who is known for his work in the government sector. He is a best selling book author- “NFT: From Zero to Hero” and “Blockchain Revolution 2030”.

Currently, he is appointed as the Chief Digital Advisor at Mongolia Productivity Organization, championing national digitization. Prior to his current appointments, he was the Chairman of BigONE Exchange, a global top 30 ranked crypto spot exchange and was also the Advisory Board Member for Hyundai DAC, the blockchain arm of South Korea’s largest car manufacturer Hyundai Motor Group. Lian played a pivotal role as the Blockchain Advisor for Asian Productivity Organisation (APO), an intergovernmental organization committed to improving productivity in the Asia-Pacific region.

An avid supporter of incubating start-ups, Anndy has also been a private investor for the past eight years. With a growth investment mindset, Anndy strategically demonstrates this in the companies he chooses to be involved with. He believes that what he is doing through blockchain technology currently will revolutionise and redefine traditional businesses. He also believes that the blockchain industry has to be “redecentralised”.

j j j

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc hứa cho phép ICO, xem tiền ảo như cổ phiếu

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc hứa cho phép ICO, xem tiền ảo như cổ phiếu

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cam kết sẽ cho phép hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo (ICO), một phần trong các chính sách thúc đẩy thị trường tiền ảo của mình…

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có quan điểm cởi mở với tiền ảo - Ảnh: Nikkei Asia
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có quan điểm cởi mở với tiền ảo – Ảnh: Nikkei Asia

Ông Yoon, người sẽ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5 tới, dù không có kinh nghiệm về kinh doanh nhưng có quan điểm mạnh về tiền ảo, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong ngành tài chính.

Ông cho biết sẽ cho phép hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo (ICO) – một phần trong chính sách thúc đẩy thị trường tiền ảo tại Hàn Quốc mà ông dự kiến triển khai khi chính thức cầm quyền.

Là một cựu công tố viên, ông Yoon cũng cam kết sẽ không áp thuế đối với lợi nhuận dưới 50 triệu Won (tương đương 40.000 USD) từ các giao dịch tiền ảo, đồng nghĩa với việc xem tiền ảo như cổ phiếu.

Các cam kết của vi Tổng thống đắc cử nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ những giới ủng hộ tiền ảo tại Hàn Quốc. Họ kỳ vọng rằng chính phủ sẽ loại bỏ các rào sản và cởi mở với những cơ hội ngày càng lớn từ các loại tài sản dựa trên công nghệ chuỗi khối.

“Chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh quan điểm của ông ấy (Yoon Suk-Yeol) bởi ông ấy tự tin về việc thúc đẩy thị trường tiền ảo”, Yoon Seong-han, Tổng thư ký Hiệp hội Chuỗi khối Hàn Quốc, nói. “Hiện tại, vì ICO đang bị cấm, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phát hành tiền ảo tại Singapore và các quốc gia khác. Các công ty đầu tư mạo hiểm và startup có thể huy động tiền dễ dàng từ các nhà đầu tư nếu như lệnh cấm được gỡ bỏ”.

Hiệp hội Chuỗi khối Hàn Quốc là tổ chức vận động hành lang cho các sàn giao dịch tiền ảo và các bên tham gia thị trường khác. Tổng thư ký tổ chức này khẳng định Hiệp hội không liên quan tới Tổng thống đắc cử.

Anndy Lian, Chủ tịch sàn giao dịch tiền ảo đăng ký tại Hà Lan BigONE Exchange, cũng bày tỏ sự hoanh nghênh quan điểm của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc.

Tính tới tháng 12/2021, thị trường tiền ảo nước này đạt giá trị 55.200 tỷ Won (tương đương 44,4 tỷ USD) với giao dịch bình quân hàng ngày là 11.300 tỷ Won (9,1 tỷ USD).

“Ông ấy hiểu rõ tầm quan trọng của tiền ảo. Ông ấy hiểu rõ tương lai – điều không thể cấm cản”, ông Lian nói.

Các cổ phiếu liên quan tới tiền ảo đã đồng loạt tăng giá sau khi ông Yoon, thuộc Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) tuần trước trở thành Tổng thống đắc cử với chiến thắng sát sao trước ứng viên đảng Dân chủ (DP) Lee Jae-myung.

Ứng viên Lee là người có quan điểm thận trọng với tiền ảo. Dù đồng ý với ông Yoon về việc cho phép ICO, ông này phản đối việc xem tiền ảo như cổ phiếu.

Giá cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Vidente – công ty sở hữu 34,2% cổ phần tại sàn tiền ảo lớn nhất Hàn Quốc Bithumb Holdings, đã tăng 11,3% trong hai phiên giao dịch tuần trước, sau khi ông Yook thắng cử. Trong phiên giao dịch thứ Hai và thứ Ba, mã này đã giảm lần lượt 5,37% và 2,39%.

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (SFC) – cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc, tính tới tháng 12/2021, thị trường tiền ảo nước này đạt giá trị 55.200 tỷ Won (tương đương 44,4 tỷ USD) với giao dịch bình quân hàng ngày là 11.300 tỷ Won (9,1 tỷ USD). HIện hơn 15,2 triệu người tại Hàn Quốc đã có tài khoản với 24 hãng môi giới tiền ảo. Trong số này, khoảng 5,6 triệu người có phát sinh giao dịch.

Nhà đầu tiền ảo ở độ tuổi ngoài 30 là nhóm nhiệt tình nhất khi chiếm 31% tổng số những người giao dịch, theo sau là nhóm ngoài 40 tuổi với 27%. Nhóm ngoài 20 tuổi chiếm khoảng 23%, theo báo cáo tháng trước của FSC. Về giới tính, 2/3 nhà đầu tư là nam giới. Về giá trị tài khoản, hơn 50% nhà đầu tư sở hữu lượng tiền ảo trị giá từ 1 triệu Won trở xuống, và khoảng 15% có 10 triệu Won tiền ảo trở lên.

Từ trước đến nay, chứng khoán là một kênh đầu tư được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Chỉ số KOSPI của chứng khoán nước này vừa có năm 2021 kỷ lục về hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng số tiền huy động được là 17.200 tỷ Won. Chỉ số này đã tăng 3,63% năm ngoái và đạt vốn hóa thị trường 2,2 triệu tỷ Won.

Trên thế giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đã ký một sắc lệnh yêu cầu các cơ quan liên quan xem xét và đánh giá tiềm năng và rủi ro của tiền ảo cũng như các loại tài sản số khác.

“Chúng ta phải củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu và khả năng cạnh tranh về công nghệ và kinh tế, bao gồm việc phát triển có trách nhiệm những sáng tạo đổi mới về thanh toán và tài sản số”, Nhà Trắng nhấn mạnh trong trong thông báo đề cập tới các mục tiêu của sắc lệnh nói trên.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang xem xét thông qua một đạo luật về quản lý tiền ảo.

Theo các nhà phân tích, với cương vị Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon có thể triển khai một phần chính sách tiền ảo của mình thông qua các sắc lệnh. Tuy nhiên, vấn đề thuế lợi nhuận từ tiền ảo sẽ cần phải được Quốc hội thông qua bằng cách sửa đổi luật thuế. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ phải thông qua dự luật thành lập cơ quan quản lý tài sản số. Việc này cần được sự ủng hộ của Đảng DP – đảng đang chiếm đa số trong 300 ghế trong Quốc hội.

“Ít nhất một phần các đề xuất của Tổng thống đắc cử có thể thành hiện thực”, nhà phân tích Han Dae-hoon tại SK Securities, nhận xét. “Tôi hy vọng các chính sách thúc đẩy tiền ảo của ông ấy có thể được hiện thực hóa dưới chính quyền mới. Tuy nhiên, phải chờ mới biết được điều gì sẽ xảy ra”.

 

Original Source: https://vneconomy.vn/tong-thong-dac-cu-han-quoc-hua-cho-phep-ico-xem-tien-ao-nhu-co-phieu.htm

Anndy Lian is an early blockchain adopter and experienced serial entrepreneur who is known for his work in the government sector. He is a best selling book author- “NFT: From Zero to Hero” and “Blockchain Revolution 2030”.

Currently, he is appointed as the Chief Digital Advisor at Mongolia Productivity Organization, championing national digitization. Prior to his current appointments, he was the Chairman of BigONE Exchange, a global top 30 ranked crypto spot exchange and was also the Advisory Board Member for Hyundai DAC, the blockchain arm of South Korea’s largest car manufacturer Hyundai Motor Group. Lian played a pivotal role as the Blockchain Advisor for Asian Productivity Organisation (APO), an intergovernmental organization committed to improving productivity in the Asia-Pacific region.

An avid supporter of incubating start-ups, Anndy has also been a private investor for the past eight years. With a growth investment mindset, Anndy strategically demonstrates this in the companies he chooses to be involved with. He believes that what he is doing through blockchain technology currently will revolutionise and redefine traditional businesses. He also believes that the blockchain industry has to be “redecentralised”.

j j j